Chủ động thực hiện lời hứa trước Quốc hội

Nguyễn Hải

03:41 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Sáu, 2013

Báo cáo Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: Bộ Công Thương đã cố gắng, nỗ lực triển khai các nghị quyết, góp phần thực hiện các mục tiêu của kế hoạch năm 2012, kết quả bước đầu của 4 tháng đầu năm 2013.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

CôngThương-Hướng tới thị trường bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu các tỉnh thực hiện, báo cáo kết quả rà soát các vấn đề liên quan về quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện; kiểm tra, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện về: những mặt được, chưa được; sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và chủ đầu tư dự án; công tác quy hoạch và thực hiện đầu tư các khu tái định cư; công tác thu hồi, khai hoang, giao đất sản xuất…

Bộ Công Thương cũng đang hoàn thiện hồ sơ để trình Văn phòng Chính phủ thẩm định dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài ra, Bộ tiếp tục đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương hoàn thành phương án ứng phó tình huống vỡ đập Sông Tranh 2 và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết thêm, thị trường bán điện cạnh tranh đã vận hành chính thức từ 1/7/2012 với 73 nhà máy (tổng công suất gần 24.000MW), trong đó có 48 nhà máy trực tiếp chào giá trên thị trường. 25 nhà máy còn lại gián tiếp giao dịch trên thị trường.

Người đứng đầu ngành Công Thương đánh giá, cơ chế phát triện cạnh tranh đã minh bạch hóa thứ tự huy động các tổ máy phát điện thông qua việc chào giá trên thị trường; góp phần đảm bảo khả năng cung cấp điện và dần dần tạo ra cơ chế giá điện khách quan, hợp lý.

Trên cơ sở tiến độ, điều kiện thực tế, Bộ đề xuất đẩy nhanh tiến độ thực hiện thị trường bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh. dự kiến kết thúc vào năm 2021, sớm hơn 1 năm so với quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Khắc phục bất cập trong lĩnh vực xăng dầu

Tính đến hết năm 2012, trên thị trường có 12 đầu mối tham gia nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. 5 tháng đầu năm 2013, đã có thêm 4 doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. “Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, những doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP đều có thể tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Vì vậy, việc kinh doanh xăng dầu không còn mang tính độc quyền nữa”- báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.

Năm 2013, Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. theo đó, các đợt điều chỉnh giá xăng dầu như: đợt điều chỉnh ngày 28/3; 9/4, 18/4 bám sát theo biến động của giá xăng dầu thế giới. Nhà nước thực hiện việc giám sát, kiểm tra và áp dụng các công cụ điều tiết khi cần thiết để bình ổn giá (quỹ bình ổn giá, thuế, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp,...).

Theo yêu cầu của Quốc hội, căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ trước ngày 30/6/2013 việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2009/NĐ-CP theo hướng khắc phục các bất cập trong quy định về thương nhân được phép kinh doanh xăng dầu, phương thức điều chỉnh giá, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá. Đặc biệt, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Làm “sạch” thị trường mũ bảo hiểm

Đối với “nạn” mũ bảo hiểm dỏm, kém chất lượng, Bộ Công Thương đã tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành; chỉ đạo quyết liệt việc kiểm tra, xử lý các vi phạm về kinh doanh mũ bảo hiểm. Các vi phạm chủ yếu bị xử lý gồm: kinh doanh mũ bảo hiểm có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; kinh doanh mũ bảo hiểm không có ghi nhãn hàng hóa, không có dấu hợp quy và chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng; kinh doanh mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm nhưng không ghi nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ…

Kết quả, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định rõ trong báo cáo gửi Quốc hội: “Đến nay về cơ bản đã chấm dứt được tình trạng bày bán công khai trên các hè đường và trong các cửa hàng kinh doanh các loại mũ nói trên”.

Tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp

Những tháng đầu năm 2013, nền kinh tế- xã hội nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Không ít doanh nghiệp giải thể, một số ngành, hàng tồn kho vẫn còn cao. Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết hàng tồn kho, Bộ Công Thương đã và đang tập trung vào các giải pháp: Theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành; phối hợp tốt với các hiệp hội trong việc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giảm lượng tồn kho; từng bước khôi phục sản xuất. Triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) Quốc gia nhằm tìm kiếm, mở rộng, khai thông thị trường đầu ra đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.

Trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Bản ghi nhớ về thương mại gạo với Bộ trưởng Bộ Thương mại Cộng hòa Ghi-nê đảm bảo cung cấp gạo mỗi năm 300.000 tấn từ năm 2013- 2015. Đây là hợp đồng cấp Chính phủ đầu tiên của Việt Nam với một nước châu Phi, mở ra một thị trường ổn định, lâu dài cho mặt hàng gạo của Việt Nam.

Như vậy, cùng với việc đã tiếp tục thỏa thuận gia hạn các thỏa thuận cung cấp gạo cho các nước như Indonexia, Philippines, Bangladesh, đang đàm phán ký thỏa thuận xuất khẩu gạo cho Malaysia… sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho tiêu thụ gạo trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng thường xuyên, trực tiếp chỉ đạo các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin, giới thiệu các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam với các doanh nghiệp nước sở tại; tăng cường công tác cảnh báo, hỗ trợ giải quyết tranh chấp, góp phần giúp doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vượt qua khó khăn, giữ vững thị trường.

Tiếp tục triển khai các hoạt động quy hoạch, xây dựng các đề án, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm mở rộng và phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Các kiến nghị của cử tri, Bộ Công Thương đều nghiêm túc nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng, trả lời thẳng thắn và trực tiếp vào vấn đề cử tri nêu ra. Các kiến nghị phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đúng yêu cầu của cử tri. Những kiến nghị do chưa phù hợp với pháp luật hoặc tình hình thực tiễn, Bộ Công Thương đã có giải trình, thông tin lại để cử tri có thể nắm được thông tin rõ ràng hơn.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội