Nước rút thần tốc chuyển TPP sang CPTPP

Thái Duy

01:37 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Năm, 2018

Mới đây ngày 18/5, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trước đây được gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). CPTPP sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày sau khi ít nhất 6 quốc gia thành viên hoàn tất phê chuẩn thỏa thuận. Hiện đã có Mexico hoàn tất các thủ tục này.

Nước rút thần tốc

Trước đó, TPP được ký kết ngày 4/2/2016 tại New Zealand. Nhưng đến 23/1/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cho phép Mỹ rời TPP.

Việt Nam cùng các nước thành viên nhanh chóng tái khởi động TPP vào tháng 5/2017. 6 tháng sau, các bộ trưởng tại cuộc hội đàm ở Đà Nẵng ngày 10/11/2017 đạt được thoả thuận cho hiệp định TPP-11, với tên gọi mới CPTPP.

Ngày 23/1/2018, cuộc hội đàm cuối cùng của 11 nước thành viên đã giải quyết các vấn đề còn lại; ngày 8/3/2018 được ký kết CPTPP tại Chile. Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã thốt lên: “Hôm nay là ngày của nền thương mại tiến bộ trên thế giới”.

Cú nước rút thần tốc chuyển TPP sang CPTPP trong 1 năm đã cứu vãn được 1 FTA thuộc loại lớn nhất thế giới cho thấy các thành viên trong đó có Việt Nam đã có cái nhìn thực tiễn, kịp thời chuyển hướng, nắm bắt cơ hội trở thành đầu tàu của thương mại tự do.

Việc CPTPP chính thức được ký kết tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.

Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân với GDP vào khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.


11 Bộ trưởng các nước thành viên CPTPP

Cơ hội một thị trường rộng lớn cho Việt Nam

Sự chuyển hướng nhanh chóng từ TPP sang CPTPP đã hỗ trợ cho một nền kinh tế hướng về xuất khẩu như nước ta một thị trường rộng lớn.

- Quy mô GDP: 12,4 ngàn tỷ USD

- Quy mô thương mại: 18,5 ngàn tỷ USD

- Hàng rào thuế quan: Gỡ bỏ 95%.

Và doanh nghiệp nước ta là người hưởng lợi chủ yếu của nước rút thần tốc này:

Những ngành hàng xuất khẩu chủ lực như lắp ráp đồ điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, thủy sản, nông sản… đều nằm trong trong danh mục giảm thuế.

Trong 4 nước lớn nhất CPTPP gồm Nhật Bản, Canada, Australia, Mexico, chỉ có Nhật Bản xuất hiện trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, như vậy dư địa khai thác 3 thị trường kia còn rất rộng mở.

6 nước CPTPP gồm Canada, Australia, Mexico, New Zealand, Chile, và Peru có kim ngạch nhập khẩu dệt may trên 50 tỷ USD, gấp hơn 4 lần kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ và gấp 11 lần kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU.

So với các FTA đã có hiệu lực như CEPT, để được hưởng ưu đãi thuế, phải có 40% xuất xứ từ Việt Nam. Nhưng CPTPP cho phép tính xuất xứ cộng gộp; nguyên phụ liệu, linh kiện từ 11 nước thành viên được coi là xuất xứ để hưởng ưu đãi. Đây là thuận lợi đối với một nước có ngành công nghiệp hỗ trợ còn non trẻ như Việt Nam.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội