Doanh nghiệp đầu mối chịu trách nhiệm với hệ thống kinh doanh xăng dầu và gas của mình

Thanh Hương

11:38 SA @ Thứ Tư - 28 Tháng Ba, 2012

16:03:00 27/03/2012 (GMT+7)



Để tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và gas, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và gas.

CôngThương -Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc, trong đó:

Cục Quản lý Thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập Đoàn kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và LPG, tập trung kiểm tra doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý trong việc chấp hành các qui định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống phân phối, về giá, chất lượng, tồn chứa, vận chuyển xăng dầu và LPG. Chỉ đạo lực lượng QLTT phối hợp với các lực lượng chức ăng trên địa bàn kiểm tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh xăng dầu và LPG.

Tập trung kiểm tra việc thực hiện các qui định về điều kiện kinh doanh, hệ thống phân phối, về giá, đo lường, chất lượng… Kiểm tra toàn bộ các trạm nạp LPG nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh gas giả nhãn hiệu, sang chiết, nạp LPG trái phép, các điểm pha chế, bán xăng dầu trái phép. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo qui định tại Nghị định 104/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu và Nghị định số 105/2011/NĐ-CP của Chính hủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Cập nhật kịp thời tình hình xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, LPG trên phạm vi cả nước.

Cũng theo chỉ thị này, Vụ Thị trường trong nước chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 36/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương về Quy ché đại lý kinh doanh xăng dầu; về kinh doanh LPG tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP cảu Chính phủ... Rà soát, nghiên cứu và xây dựng phương án phù hợp di dời các cơ sở kinh doanh xăng dầu, LPG ra khỏi khu đông dân cư, không thuận lợi cho công tác phòng cháy chữa cháy. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị rà soát, đánh giá sau 2 năm thực hiện Nghị định 107, Thông tư 11/2010/TT-BCT về Quy chế đại lý kinh doanh LPG.

Về phía doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu trong toàn bộ hệ thống phân phối của mình (từ khâu nhập khẩu, tồn trữ, vận chuyển đến cửa hàng bán lẻ). Xác định rõ trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng xăng dầu đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình (trách nhiệm của doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý).

Mặt khác, rà soát, hoàn thiện các qui trình kiểm soát chất lượng từng khâu từ nhập khẩu đến bán lẻ. Hơn nữa, tăng cường kiểm tra, giám sát các khâu nhất là vận chuyển từ tổng kho của các doanh nghiệp đầu mối về tổng đại lý đến các cửa hàng bán lẻ.

Hiệp hội gas Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin tới người tiêu dùng về sử dụng an toàn mặt hàng LPG; đồng thời kịp thời thông tin cho cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh mặt hàng này và giá bán trên toàn hệ thống phân phối để người tiêu dùng biết và giám sát.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội