Khủng hoảng dầu mỏ sẽ nghiêm trọng hơn dự báo?

TTK

11:59 SA @ Thứ Sáu - 10 Tháng Năm, 2013

Báo tin tức - Theo mạng tin "Tiền tệ buổi sáng" của Mỹ ngày 1/3, có hai thông tin được cho là tích cực, giúp giá dầu hạ nhiệt sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn hai năm hôm 25/2.

Thứ nhất là việc lực lượng nổi dậy ở Libi cho phép nối lại việc vận chuyển dầu tại một số cảng biển. Thứ hai là việc Arập Xêút tuyên bố đã sẵn sàng tăng sản lượng dầu để bù đắp cho lượng dầu thiếu hụt từ Libi. Tuy nhiên, theo mạng tin này, vẫn có nhiều lý do khiến cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ có thể nghiêm trọng hơn so với dự báo hiện nay.

Thứ nhất, câu hỏi quan trọng nhất, đó là liệu nguồn cung dầu có được đảm bảo trong trường hợp khủng hoảng kéo dài và lan rộng, vẫn chưa có lời giải đáp. Mặc dù hoạt động xuất khẩu dầu đã được lực lượng nổi dậy cho phép nối lại, nhưng vẫn có khoảng 80% nguồn cung dầu từ Libi bị cắt. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các nhà phân tích, nguy cơ bất ổn lan rộng sang các nước sản xuất dầu khác như Angiêri, Xyri, Yêmen, Arập Xêút và tiếp đó là Ôman - một quốc gia không thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - khá cao. Nếu tình huống này xảy ra, nguồn cung dầu tiếp tục giảm sút.

Hai là, bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali al-Naimi liên tục tuyên bố trong hai năm qua rằng Arập Xêút có khả năng khai thác hơn 12 triệu thùng dầu/ngày và có thể duy trì tốc độ sản xuất đó trong 88 năm. Với công suất dự phòng lên đến vài triệu thùng một ngày hiện nay, Arập Xêút có thể ngay lập tức tăng công suất để bù đắp cho nguồn dầu thiếu hụt từ Libi. Tuy nhiên, có một thực tế là các thành viên OPEC thường xuyên bán khối lượng dầu cao hơn hạn mức của họ.

Do đó, có thể công suất dư thừa của các nước chỉ là trên lý thuyết và tuyên bố của Arập Xêút chỉ giúp thị trường tạm thời ổn định trong một thời gian ngắn. Việc buộc Arập Xêút sản xuất dầu với công suất 12 triệu thùng/ngày có thể tác động nghiêm trọng đến các bể chứa dầu. Hiện nhiều giếng dầu của Arập Xêút sử dụng công nghệ bơm nước xuống để đẩy dầu lên. Để khai thác được nhiều dầu, một khối lượng lớn nước phải được bơm xuống và điều này sẽ nhanh chóng phá hủy các giếng dầu của Arập Xêút.

Ba là nguồn cung dầu từ các nước không thuộc OPEC, chủ yếu là từ Nga và Canađa, khó có thể bù đắp cho sự thiếu hụt này. Mặc dù Nga hiện là nhà cung cấp dầu lớn nhất thế giới, nhưng các giếng dầu truyền thống của Nga đang đến thời kỳ suy thoái và đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn để sản lượng không bị suy giảm. Đối với Canađa, điều kiện hậu cần không cho phép nước này nâng cao khả năng sản xuất một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, hiện cũng chưa có hệ thống giao thông để vận chuyển dầu của Canađa đến những nơi cần thiết.

Thứ tư là chi phí lọc dầu tăng lên. Dầu của Libi là dầu ngọt nhẹ, có nồng độ lưu huỳnh thấp, còn dầu của các nước khác như Arập Xêút, các nước OPEC và Nga là dầu chua, có nồng độ lưu huỳnh cao. Việc xử lý dầu thô có nồng độ lưu huỳnh cao sẽ tốn kém hơn, do đó giá các sản phẩm như xăng, dầu điêzen, dầu sưởi và nhiên liệu máy bay sẽ tăng dù nguồn cung dầu thô vẫn được bảo đảm về số lượng.

Thứ năm là nhu cầu dầu đang tăng mạnh. Năm 2010, OPEC đã bí mật nâng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu lên gấp 3 lần. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử điều này diễn ra. Đến năm 2012, nhu cầu dầu toàn cầu tăng lên làm cho công suất dư thừa của Arập Xêút chỉ còn 2 triệu thùng/ngày. Nếu tăng công suất để bù đắp cho Libi, công suất dư thừa của Arập Xêút sẽ chỉ còn 400.000 thùng/ngày. Nếu nhu cầu dầu tiếp tục tăng - điều này gần như chắc chắn - và nguồn cung dầu từ Libi tiếp tục bị gián đoạn thì chỉ cần xuất hiện thêm một điểm nóng, giải pháp Arập Xêút hết tác dụng. Các nhà buôn dầu luôn định giá dầu trên cơ sở nhận định tương lai chứ không phải nguồn dầu hiện tại sẵn có.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội