60 năm ngày truyền thống Ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951- 14/5/2011): Tự hào và phát huy truyền thống 60 năm

Kim Liên-Thanh Hương- Cấn Dũng

10:57 SA @ Thứ Hai - 09 Tháng Năm, 2011

Sáng nay (9/5/2011) tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951- 14/5/2011) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chủ trì lễ kỷ niệm. Báo Công Thương Điện tử tường thuật trực tiếp từ Hội nghị.

CôngThương - Đến dự Lễ kỷ niệm có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng CSVN Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cùng các đồng chí lãnh đạo các Bộ tiền nhiệm của Bộ Công Thương qua các thời kỳ, đại diễn lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Đặc biệt, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng CSVN- do bận công tác không đến dự được- đã gửi lẵng hoa và thư chúc mừng đến Hội nghị.

Trước giờ khai mạc.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã điểm qua những dấu mốc quan trọng của ngành Công Thương qua các thời kỳ, từ khi Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên cáo về Nội các thống nhất quốc gia, trong đó có Bộ Kinh tế Quốc gia do ông Nguyễn Mạnh Hà ngày 28/8/1945. Đến ngày 14/5/1951, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Cùng với sự phát triển của đất nước, do nhiệm vụ của từng thời kỳ, sau nhiều lần chia tách, ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương hiện nay.

Ngày 2/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1418/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 5 hàng năm là “Ngày truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam”. Như vậy đến nay, ngành Công Thương Việt Nam đã trải qua 60 năm hình thành và phát triển.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trải qua 60 năm phấn đấu liên tục, các thế hệ cán bộ công nhân viên chức và lao động ngành Công Thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống giặc ngoại xâm, với các phong trào thi đua “Vững tay búa, chắc tay súng”, “Vải không thiếu một phân, quân không thiếu một người”, “Giữ dòng điện như giữ mạch máu”, “Không sợ thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng”...., cán bộ, công nhân viên ngành Công Thương Việt Nam vừa dũng cảm chiến đấu vừa hăng hái lao động, sản xuất; hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ chính là: xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Nhiều đồng chí cán bộ, công nhân viên của ngành đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong khi làm nhiệm vụ; góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta làm nên những thắng lợi vĩ đại, thống nhất đất nước.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Hiện ngành Công Thương đóng góp khoảng 70% thu ngân sách Nhà nước hàng năm.

Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành Công Thương có vịtrí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tếquốc dân. Trong hơn 25 năm đổi mới, ngành Công Thương đãnỗlực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều công trình công nghiệp quy mô lớn, công nghệhiện đại đã được đầu tưxây dựng và đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực then chốt nhưThủy điện Sơn La, Hòa Bình, các trung tâm điện lực, nhà máy lọc dầu Dung Quất, các tổ hợp khí-điện-đạm Nam Côn Sơn-Cà Mau, các nhà máy phân bón, hóa chất, cơkhí chếtạo, các xí nghiệp dệt may, da giầy, công nghiệp chếbiến…đã đáp ứng những sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế.

Hiện nay toàn ngành Công Thương đã đóng góp quan trọng trong tổng GDP cả nước, khoảng 70% thu ngân sách Nhà nước hàng năm, tạo việc làm trực tiếp cho hàng triệu lao động. Tốc độtăng giá trịsản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 13,78% năm. Các thịtrường xuất khẩu liên tục được mởrộng tới gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng với tốc độtrung bình đạt 17,34% mỗi năm giai đoạn 2006-2010, riêng năm 2010 tăng trưởng 26,4%. Ngành Công Thương đang cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tếnhưnăng lượng, khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, thép, hoá chất, phân bón, sản phẩm cơkhí...và phục vụtiêu dùng nhưdệt may, giày dép, thuốc lá, bia, rượu, nước giải khát, thực phẩm. Vềphát triển công nghiệp, đãxây dựng và hình thành được một sốngành công nghiệp có đủnăng lực đáp ứng nhu cầu trong nước, có khảnăng cạnh tranh quốc tế, có kim ngạch xuất khẩu khá và đang tiếp tục lớn mạnh.

Với những đóng góp to lớn trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại trước đây đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, các ngành Điện, Than, Dầu khí, Dệt May cũng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng. Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ cùng nhiều đơn vị và cá nhân trong ngành được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý. Hôm nay, ngành Công Thương vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Độc lập hạng nhất.

Tại hội nghị, các cán bộ lão thành công thương đã giao lưu, kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong những ngày đầu thành lập.

Ông Lưu Văn Đạt- nguyên cố vấn cao cấp của Bộ trưởng Bộ Thương mại và ông Vũ Hiền- nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực- đã kể lại những câu chuyện về lịch sử từ những ngày đầu thành lập Ngành Công Thương, nhất là năm 1945, khi Chính quyền mới thành lập chúng ta phải vừa vượt qua nạn đói lịch sử khiến 2 triệu người dân thiệt mạng, vừa xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm.. Qua câu chuyện của hai lão thành, các thế hệ CBCNV Ngành Công Thương càng hiểu sâu sắc thêm về lịch sử của ngành trong những giai đoạn vừa qua

Đặc biệt, trong phần giao lưu với ông Trương Đình Tuyển- nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, người có đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam (WTO)- đã kể lại một số chi tiết đấu trí căng thẳng trong cuộc đàm phán song phương Việt Nam- Hoa Kỳ và các nước khác để quyết định việc Việt Nam trở thành thành viên WTO.

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và bà Trần Thị Đường- nguyên Tổng giám đốc Dệt Phong Phú chia sẻ với Hội nghị những kỷ niệm trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế thế giới.

Các thế hệ Ngành Công Thương cũng được nghe bà Trần Thị Đường- Nguyên UVBCH Trung ương Đảng khóa 7, nguyên Tổng giám đốc Dệt Phong Phú, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới- kể lại những câu chuyện ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn khi khối các nước Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phải chuyển hướng bước vào “sân chơi” mới mang tính cạnh tranh khốc liệt, nhất là thách thức tìm thị trường xuất khẩu để hôm trở thành ngành dệt may trở thành mũi nhọn xuất khẩu, có giá trị kim ngạch cao nhất tại Việt Nam.

Sau phần giao lưu với các lão thành Ngành Công Thương là nghi lễ long trọng đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Bộ Công Thương vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Bộ Công Thương.

Trong không khí vui mừng của toàn thể đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu và đánh giá về những đóng góp của Ngành Công Thương. Thủ tướng cho biết, trong công cuộc đổi mới, Ngành Công Thương đã tiếp tục phát huy, nêu cao vai trò vị trí của mình đối với sự phát triển chung của đất nước và đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đảng và Nhà nước đề ra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng: Ngành Công Thương sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, chủ động, sáng tạo, cùng cả nước hoàn thành xuất sắc những mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đặt ra

Thủ tướng đề nghị, toàn thể CBCNVC và người lao động Ngành Công Thương tập trung làm tốt hơn nữa, có hiệu quả hơn các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân. Từng bước cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp nền tảng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Phát triển và nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và các khu công nghệ cao.

Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện, xăng dầu từng bước xoá bù lỗ; tổ chức triển khai có hiệu quả cơ chế điều hành giá xăng dầu và giá điện theo cơ chế thị trường.

Hai là, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời điều hành và kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất, đời sống và giảm nhập siêu. Phấn đấu năm 2011 nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu và đạt cân bằng xuất nhập khẩu vào năm 2020.

Ba là, tổ chức tốt các hoạt động thương mại nội địa, bình ổn thị trường, giá cả. Sớm ban hành và thực hiện các quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với các mặt hàng thiết yếu phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Phát triển mạng lưới phân phối, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu. Phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước. Xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam đồng thời tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bốn là, làm tốt hơn nữa công tác dự báo, thông tin thị trường, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, những thay đổi về chính sách, các biện pháp bảo hộ...; cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động có giải pháp đối phó, ngăn chặn. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại; củng cố, mở rộng hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, nhất là hệ thống thương vụ; tăng cường hoạt động quảng bá và bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Năm là, chủ động và tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Nâng cao năng lực tham gia và giải quyết các vấn đề kinh tế- thương mại song phương, khu vực. Tiếp tục rà soát, xây dựng lộ trình thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận về kinh tế, thương mại đã ký kết với các đối tác; xử lý hài hòa, thống nhất việc thực hiện cam kết gia nhập WTO và triển khai có hiệu quả Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO. Đẩy nhanh tiến độ đàm phán, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để ký kết các hiệp định, thỏa thuận mới về kinh tế, thương mại với các đối tác, trước hết là Hiệp định Thương mại tự do với EU (FTA), Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP)....

Sáu là, thực hiện nghiêm túc các qui định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý ngoại tệ; tiết kiệm chi thường xuyên; khởi công các công trình, dự án mới; ứng và giải ngân vốn đầu tư; rà soát sắp xếp điều chỉnh các công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước để tập trung cho các công trình dự án cấp bách, có thể hoàn thành trong năm 2011... để cùng với các giải pháp khác thực hiện có kết quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Bảy là, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm.

Đến nay, toàn ngành đã đóng góp quan trọng nhất và lớn nhất vào tổng GDP và thu ngân sách hàng năm của cả nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Công nghiệp phát triển ổn định, vững chắc và có tốc độ tăng trưởng cao. Ngành nắm giữ nhiều lĩnh vực sản xuất then chốt của nền kinh tế như năng lượng, khai thác khoáng sản, dầu khí, luyện kim, hóa chất, cơ khí… và những ngành hàng tiêu dùng thiết yếu như dệt may, giày dép, thực phẩm, nước giải khát… Các sản phẩm công nghiệp về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân cũng như đóng góp ngày càng tăng cho xuất khẩu.

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 gấp 92 lần năm 1986. Cơ cấu hàng xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tích cực, phong phú về mẫu mã, chủng loại, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến ngày càng tăng. Nhập siêu trong những năm gần đây từng bước được kiểm soát và có xu hướng giảm dần. Đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương với 150% tổng GDP; điều đó khẳng định, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế toàn cầu.

Hoạt động thương mại và dịch vụ trên thị trường trong nước ngày càng phong phú, đa dạng, cung cấp đủ các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Các hình thức mua bán hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ ở nông thôn ngày càng phát triển.

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã được triển khai một cách chủ động, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Thủ tướng phát biểu: “Những thành tựu trên của Ngành Công Thương đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng việc trao tặng Huân chương Sao Vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác cho Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp- hai bộ tiền nhiệm của Bô Công Thương ngày nay. Và hôm nay, các đồng chí lại vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng ghi nhận thành tích của các đồng chí trong 4 năm vừa qua. Tôi xin biểu dương và chúc mừng những thành tựu mà các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, ngành lao động của Ngành Công Thương đã nỗ lực phấn đấu và đạt được trong 60 năm qua và tin tưởng rằng, toàn ngành sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, chủ động, sáng tạo hơn nữa, phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được, cùng cả nước hoàn thành xuất sắc những mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đặt ra”.

Thủ tướng cho rằng, hiện nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực phấn đấu triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2011- 2020 và phương hướng phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011- 2015 để đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để góp phần vào sự nghiệp chung, Ngành Công Thương cần xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là tiếp tục quản lý, điều hành và tham mưu có hiệu quả với Chính phủ và Trung ương về những vấn đề đặt trong lĩnh vực công thương, đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ của ngành nói riêng và cả nước nói chung trong nưm 2011 và những năm tiếp theo.

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, lịch sử của ngành công thương Việt Nam luôn gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hứa với Thủ tướng: toàn thểCBCNVC và người lao động Ngành Công Thương sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm và nỗ lực cao nhất để hoàn thành mọi nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra cho ngành, cùng cả nước hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2010, trước mắt là hoàn thành các chỉ tiêu của năm 2011, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, phấn đấu đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Dưới đây là một số hình ảnh trong Hội nghị :

Đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới tham dự Hội nghị

Đón tiếp nguyên Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng CSVN Lê Khả Phiêu

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan tới tham dự hội nghị

Múa hát chào mừng 60 năm ngày thành lập Ngành Công Thương

Các thế hệ cán bộ Ngành Công Thương có dịp tụ hội trong ngày kỷ niệm 60 năm thành lập ngành

Kim Liên-Thanh Hương- Cấn Dũng

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội